Quy trình thi công trần thạch cao đúng kỹ thuật

Muốn bền đẹp thì đòi hỏi quy trình thi công trần thạch cao phải đúng kỹ thuật từ việc tính toán chịu tải cho đến khấu trừ sự biến dạng theo thời tiết, để giúp chủ nhà và người thợ hiểu được quy trình làm trần thạch cao sao cho đúng kỹ thuật mục đích cho vấn đề này là đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và tăng tuổi thọ của trần thạch cao.

Quy trình thi công (làm, đóng) trần thạch cao đúng kỹ thuật chuẩn nhất

Tại sao trần thạch cao khi thi công phải có quy trình?  Như các bạn thấy đó, không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi viết bài này, một phần giúp quý khách hiểu rõ quy trình thi công trần thạch cao đơn vị chúng tôi, và việc nữa đó là giúp người thợ làm trần biết được quy trình bên cạnh chủ gia đình giám sát được phía thi công có đúng được kỹ thuật hay không từ đó yêu cầu thay đổi cách thức thi công nếu cảm thấy như thi công chưa đúng.

Trước khi thi công trần cần xác định hệ mái

Như quý vị đã biết, thạch cao là vật liệu chịu nước khá kém nên cần phải kiểm tra tình trạnh dột nước để kéo dài tuổi thọ của trần.

  • Nhà đổ sàn bên tông: Không lo lắng vấn đề sự cố nứt trần
  • Nhà không đổ: Để đảm bảo trần nên đi thêm hạng mục sắt hộp độc lập, mục đích ti treo sẽ tách biệt với phần mái nên không lo yếu tố gió hay lực tác động vào mái làm nứt trần.

Sử dụng loại tấm thạch cao phù hợp

Nhược điểm lớn nhất của trần làm bằng thạch là tính chịu ẩm không cao, bởi vậy chủ đầu tư nên tính toán làm sao để sử dụng loại tấm phù hợp với khí hậu bản địa từng vùng.

  • Miền Nam: Có thể sử dụng tấm tiêu chuẩn
  • Miền Trung: Tốt hơn hết vẫn là tấm chịu ẩm hoặc tương đương
  • Miền Bắc: Tương tự như Miền Trung vì 2 nơi này có khi hậu tương đồng nhau

Các bước thi công trần thạch cao đúng kỹ thuật

Sau khi đã nắm vững được yếu tố vật liệu thì đến giai đoạn thi công trần, để trần được bền bỉ vững chắc theo năm tháng thì quá trình thi công phải trải qua các bước dưới đây:

Giai đoạn lên khung xương

Ở giai đoạn này là hết sức quan trọng vì đảm bảo được sự cân tải của trần, với một hệ khung xương sẽ có quy cách rải xương khác nhau, thông thường 800 đối với thanh chính và 406 đối với thanh phụ, với một hệ khung xương trần thạch cao cần làm theo các bước sau:

  • B1 xác định điểm ti treo
  • B2 Gắn xương chính
  • B3 Cá xương phụ

Phần bắn tấm thạch cao

Người thợ sẽ căn chỉnh vị trí bắn sao cho phù hợp với điểm xương đã chia ban đầu, với mỗi con vít sẽ có khoảng cách 20cm và 15cm đối với điểm giáp mối, nếu diện tích mặt bằng trần rộng có thể bắn tấm theo dạng so le với nhau.

Quy trình thi công trần thạch cao không thể thiếu phần xử lý mối nối

Xử lý mối nối thạch cao sẽ hạn chế tối đa tình trạng rạn nút giữa điểm giáp mối tấm, với mỗi đơn vị sẽ có cách xử lý khác nhau nhưng về cơ bản vấn là dùng bột xử lý chuyên dụng bả giáp điểm nối sau đó mới đến bước bả sơn.

Quy trình sơn bả trần thạch cao

  • Công đoạn dùng bột bả: Để có một cái trần thật như ý thì phần sơn bả là hết sức phải tỉ mỉ, vì đây là lớp áo quyết định đến vẻ đẹp của trần, để bề mặt mịn đẹp cần có 2 lớp bả riêng biệt (lớp bả trước khô mới tiến hành bả lớp tiếp theo).
  • Tiếp theo phần xả nhám: Trần thạch cao khác với trần bê tông là chỉ được xả bằng tay nên quá trình xả mất nhiều thời gian hơn, người thợ trong quá trình xả sẽ kết hợp với bóng đèn để kiểm tra các điểm khuyết tất lúc bả
  • Hoàn thiện lăn sơn: Theo quy chuẩn thì trần thạch cao cần phải lăn lót, nhưng mình thấy ít đơn vị nào thực hiện bước này, theo kinh nghiệm thi công 15 năm thì phần sơn lót có thể không cần mà tiến hành lăn sơn màu trực tiếp mà trần chẳng hề khác biệt.

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

Scroll
0904 244 561
0901451283